Quên Hotel, Resort 5 sao đi, Ecolodge, Homestay xanh mát mới chính là điểm đến của 2020 - 2021

Quên Hotel, Resort 5 sao đi, Ecolodge, Homestay xanh mát mới chính là điểm đến của 2020 - 2021

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc đi du lịch  cũng được không ít các gia đinh cân nhắc. Mong muốn 1 kỳ nghỉ  vừa an toàn, vừa chi phí hợp lý là tâm lý chung của không ít  khách hàng.

TOURISTVIET xin gửi tới Quý khách những COMBO DU LỊCH  và gợi ý  điểm đến cho chuyến đi của năm nay:

 

COMBO 2N1Đ CHỈ 690.000 VNĐ / người

 

Bao gồm:

 

- Phòng nghỉ tại Homestay đẹp nhất  Tam cốc.,Tràng An MAI CHÂU

 

- 3 bữa: sáng, trưa, tối

 

- Bể bơi , xe đạp thăm quan danh thắng..

 

Liên hệ đặt tour: sm@touristviet.vn       Hotline: 0912.685.161

 

1. Điểm đến Ninh Bình

 

Cách Hà Nội khoảng 100km về phía Nam, Ninh Bình là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Các địa điểm du lịch ở Ninh Bình đẹp cả về cảnh quan và ý nghĩa lịch sử nên ngoài việc thu hút được hàng trăm nghìn lượt khách quốc tế, nơi đây đã trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ ưa xê dịch tại Việt Nam.

 

Vườn Quốc gia Cúc Phương

 

 

Nếu chọn đúng thời điểm, bạn có thể đến Cúc Phương giữa mùa bướm trắng (Ảnh – lien_bop)

 

Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.

 

Khu du lịch Vân Long

 

 

Cũng giống như ở Tràng An, khi đến du lịch Vân Long các bạn sẽ được ngắm cảnh bởi những chiếc thuyền của người dân nơi đây (Ảnh – marischkaprue)

 

Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Khu bảo tồn này nằm ở phía đông bắc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Vân Long được đưa vào khai thác du lịch từ năm 1998 và hiện là một trọng điểm du lịch của Quốc gia Việt Nam, là nơi sở hữu 2 kỷ lục của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam năm 2010 đó là: “Nơi có số lượng cá thể voọc mông trắng nhiều nhất” và “Nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất”. Năm 1999, nơi đây trở thành khu bảo tồn thiên nhiên, được ghi trong danh sách các khu bảo vệ đất ngập nước và danh mục hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam.

 

Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên, vùng đất ngập nước Vân Long còn là nơi có cảnh quan hấp dẫn. Vân Long được mệnh danh là “vịnh không sóng” vì khi đi trên thuyền trên đầm, du khách sẽ thấy mặt nước phẳng như một tấm gương khổng lồ. Bức tranh thuỷ mặc phản chiếu rõ từng nét tạc mạnh mẽ của những khối núi đá vôi mang hình dáng đúng với tên gọi như núi Mèo Cào, núi Mâm Xôi, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi Nghiên, núi Mồ Côi, núi Cô Tiên… Tuy nhiên, mặt nước ở đây nước không có màu xanh của biển, mà trong vắt hiện rõ nét những lớp rong rêu dưới đáy.

 

Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động

 

 

Tam Cốc mùa lúa chín (Ảnh – Lê Hồng Hà)

 

Tam Cốc – Bích Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như “vịnh Hạ Long trên cạn” hay “Nam thiên đệ nhị động” là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đá vôi và các di tích lịch sử liên quan đến hành cung Vũ Lâm của triều đại nhà Trần nằm chủ yếu ở xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Quần thể danh thắng Tràng An – Tam Cốc được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản thế giới.

 

Hang Múa

 

 

Con đường dẫn lên đỉnh núi Múa uốn lượn, quanh co (Ảnh – wroughllen)

 

Hang Múa nằm dưới chân núi Múa trong quần thể khu du lịch sinh thái thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình. Điểm nhấn của địa điểm du lịch này ngoài phong cảnh tuyệt đẹp chính là con đường dẫn lên đỉnh núi Múa được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc Vạn Lý Trường Thành với gần 500 bậc thang đá. Từ đỉnh núi Múa, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh đẹp của khu Tam Cốc, danh thắng nổi tiếng ở Ninh Bình. Theo truyền thuyết, vua Trần khi về vùng Hoa Lư lập Am Thái Vi thường tới đây để nghe các mỹ nữ, cung tần múa hát. Vì vậy, nơi đây được đặt tên là Hang Múa.

 

Khu du lịch sinh thái Thung Nham

 

 

Thung Nham thực chất là một khu du lịch sinh thái với nhiều địa điểm vui chơi và nghỉ dưỡng (Ảnh – hachi print)

 

Khu du lịch sinh thái Thung Nham là một trong những tuyến điểm du lịch thuộc vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An. Vùng du lịch này nằm trong thung đồi Hải Nham với điểm nhấn chính là vườn Chim tự nhiên và các điểm du lịch hang động tiêu biểu như: động Vái Giời, động Tiên Cá, động Thủy Cung, hang Bụt,…

 

Thạch Bích – Thung Nắng

 

 

Thuyền đưa khách đi dạo Thung Nắng (Ảnh – justinle8x)

 

Từ bến thuyền Thạch Bích vượt qua một quãng đường thuỷ dài 3km với hai bên là đồng lúa rì rào, núi non trùng điệp, bên dưới làn nước mát trong veo là hệ động thực vật phong phú, sinh động. Thung Nắng thuộc thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Nơi đây đúng như tên gọi, nắng chiếu rọi khắp nơi, từ cành lá, những mái tranh mộc mạc ven bờ, xuống tận đáy nước tạo nên một khung cảnh rực rỡ và yên bình. Thung Nắng được chia làm Thung Nắng ngoài rộng 3 ha và Thung Nắng trong rộng hơn 5ha, thông với nhau bởi hệ thống hang động luồn trong núi, trần hang thấp, các nhũ đá rủ xuống với muôn hình muôn vẻ khác nhau.

 

Nhà thờ đá Phát Diệm

 

 

Nhà thờ đá Phát Diệm là một công trình kiến trúc khá độc đáo ở Ninh Bình (Ảnh – Ngọc Sơn)

 

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn. Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm rộng lớn ở phía bắc Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ. Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) – linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm.

 

Khu du lịch Kênh Gà Vân Trình

 

Khu du lịch Kênh Gà – Vân Trình là một trong những khu du lịch lớn nhất ở Ninh Bình. Khu du lịch này nằm ở vùng phân lũ sông Hoàng Long, giáp ranh giới giữa 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan được hình thành trên cơ sở đầu tư và kết nối 2 điểm du lịch nổi tiếng là suối nước nóng Kênh Gà và động Vân Trình. Vùng sinh thái tự nhiên này có sự hòa quyện giữa cảnh quan thiên nhiên sông, núi, hồ đầm và cánh đồng nên rất thuận lợi để phát triển du lịch.

 

Nghề nông ở làng Kênh Gà cũng như các làng kế cận khác thuộc vùng đồng chiêm trũng chỉ có một vụ. Nhưng do ruộng đồng nằm ngoài đê sông Hoàng Long nên phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Khi mùa nước lũ về sớm thì toàn bộ vụ chiêm có thể bị mất trắng. Mùa mưa lũ về cũng là thời điểm sôi động mùa đánh bắt trên sông. Cư dân làng Kênh Gà trú ngụ nằm rải dưới dãy núi từ Đầu Cóc xuống ngã ba sông Kênh Gà. Làng Kênh Gà bao gồm các xóm: xóm Lò, xóm Đá Bia, xóm Vườn Dâu, xóm Kênh Gà và xóm Lỗ Sôi. Tổng dân số làng Kênh Gà gần 3000 người, do cuộc sống sinh nhai nên dân cư không ở thành cụm, mà các nhà dân nằm rải rác khắp trên bãi bồi sông Hoàng Long, có những nhà dân nằm ở vùng đất của địa phương khác như xóm Vườn Dâu đất thuộc xã Gia Phú; Xóm Lò, Đá Bia là vùng đất của xã Đức Long, huyện Nho Quan; cuối làng Kênh Gà là vùng đất xã Gia Minh. Làng Kênh Gà vẫn chỉ là dân ngụ cư ở các vùng các xã.

 

Làng Kênh Gà có lợi thế là trên bến dưới thuyền, dân làng rất thạo sông nước hoặc điều khiển những con thuyền nhỏ, rất phù hợp với du lịch sinh thái. Tương truyền tên gọi là Kênh Gà là do trên ngọn núi ở đây có hòn đá nhô lên cao hình con gà trống. Làng nổi Kênh Gà được bao bọc bởi các con sông uốn lượn tạo thành 2 ngã ba gần nhau cách nhau khoảng gần 300m là ngã 3 Vườn dâu và ngã 3 Kênh Gà. Vùng ngoài đê sông Hoàng Long là vùng sinh thái. Mùa mưa nơi đây giống như một vùng đầm nước mênh mông. Các dãy núi như ngập mình trong biển nước và bị cô lập thành các đảo nhỏ xanh. Làng nổi Kênh Gà trong tương lai có thể là điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nổi tiếng của Ninh Bình.

 

Động Vân Trình

 

 

Bên trong Động Vân Trình (Ảnh – Đỗ Trang)

 

Động Vân Trình là một động lớn có thể xếp vào loại đẹp nhất ở Ninh Bình. Động nằm trong núi Mõ thuộc xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan. Động nằm trong một quả núi cao hơn trăm mét. Cửa vào động ở lưng chừng núi, cao khoảng 40 m so với mặt đất. Du khách theo tour du lịch vào thăm động sẽ đi bằng thuyền từ bến sông Hoàng Long. Từ thành phố Ninh Bình có thể đi đến động theo trục đường đại lộ Tràng An từ hồ Kỳ Lân qua khu du lịch sinh thái Tràng An, chùa Bái Đính tới đê Hữu sông Hoàng Long kéo dài tới động.

 

Động Nham Hao

 

Động Nham Hao hay động Ngọc Cao là một hang động ướt có chiều dài kỷ lục ở Ninh Bình mới được phát hiện, được xem là một hang động thuộc loại đẹp nhất miền Bắc. Hang động có chiều dài khoảng 3 km nằm dưới lòng núi. Động Nham Hao là thạch động mới được người dân phát hiện cách đây không lâu, vẫn còn khá hoang sơ và kỳ bí. Hang có nhiều động lớn ước độ dài khoảng 3 km nằm sâu trong lòng núi và có nước do đó mà hàng trăm năm qua người dân ít ai biết đến sự bí ẩn của nó.

 

Hồ Đồng Chương

 

 

Hồ Đồng Chương (Ảnh – Lan Linh)

 

Hồ Đồng Chương là một hồ nước ngọt thiên nhiên nằm giáp ranh giữa hai xã Phú Lộc và Phú Long huyện Nho Quan. Hồ có diện tích mặt nước. Khung cảnh hồ khá hoang sơ và tĩnh lặng, xung quanh là những vạt đồi thông soi bóng tạo nên một không gian trong mát và thơ mộng giữa núi rừng đại ngàn. Gần hồ Đồng Chương có thác Ba Tua và dòng Chín Suối, ven hồ là đồi thông và ao Trời, một ao ở trên đồi cao có nước trong xanh nhưng không bao giờ cạn.

 

Từ năm 2008, ngành du lịch Ninh Bình đã khai trương khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương tại đây gồm nhiều công trình: khu du thuyền, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng nhà sàn, khu thể thao, cắm trại dã ngoại.

 

Hồ Yên Quang

 

 

Sớm bên hồ Yên Quang (Ảnh – Nguyễn Mạnh Hà)

 

Hồ Yên Quang là hệ thống gồm 4 hồ lớn có tên là hồ 1, hồ 2, hồ 3, hồ 4 nằm liền nhau được ngăn cách bằng hệ thống đập thủy lợi. 3 hồ lớn hơn nằm trên địa phận xã Yên Quang, riêng hồ 4 gần như nằm trong địa phận xã Văn Phương. Hồ Yên Quang là một thắng cảnh thuộc vùng đệm của vườn quốc gia Cúc Phương, giữa hồ có một đảo nhỏ, trên đó có một ngôi miếu thờ và mặt nước hồ là nơi hội tụ của nhiều đàn chim nước bơi lội. Trên mặt hồ nước trong xanh in bóng những vách núi, rừng cây và những chiếc thuyền câu nho nhỏ, cảnh sắc khá hoang sơ và tĩnh lặng. Hồ Yên Quang cũng là một hồ câu cá của người dân Ninh Bình và du khách.

 

Núi Non Nước

 

 

Núi và chùa Non Nước (Ảnh – Trung Trần)

 

Núi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn), là một ngọn núi nằm ngay trên ngã ba sông Vân với sông Đáy, kẹp giữa 2 cây cầu Non Nước và cầu Ninh Bình. Núi là một tiền đồn nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình. Lối lên đỉnh Non Nước qua 72 bậc gạch đá, chia làm 5 cấp. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, cây cối xanh mát, rất thuận tiện nghỉ ngơi, giải trí cho khách tham quan.

 

Ngay dưới chân núi Non Nước là chùa Non Nước – một ngôi chùa cổ kính được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông. Năm 2006, chùa đã được tu bổ khang trang hơn nhưng vẫn giữ được vẻ thiêng liêng trầm mặc.

 

Bảo tàng Ninh Bình

 

 

Ảnh – FB Bảo tàng Ninh Bình

 

Bảo tàng Ninh Bình nằm ở phía nam Công viên Văn hoá Thúy Sơn, được thiết kế 3 tầng như một đoá sen nổi lên giữa non xanh, nước biếc, bốn mặt đều trang trí biểu tượng trống đồng – biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

 

Bảo tàng trưng bày những hình ảnh, hiện vật về lịch sử tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và lịch sử Ninh Bình từ thời Tiền sơ sử. Sưu tập thú rất sinh động và đa dạng (gấu, báo, hổ, nai, hươu, lợn rừng trăn, rắn, sóc, bướm, chim…) và những hình ảnh về các thắng cảnh nổi tiếng ở Ninh Bình chứng minh Ninh Bình – một mảnh đất tươi đẹp, có sơn thanh thủy tú, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và những trung tâm bảo tồn thiên nhiên đặc biệt quý giá như Rừng quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long…

 

Động Thiên Hà

 

 

Nhũ đá trong lòng động Thiên Hà (Ảnh – dihimi)

 

Động Thiên Hà nằm trong dải núi Tướng với độ cao gần 200m là một phần của bức tường thành thiên nhiên vững chắc bao bọc, bảo vệ phía tây nam kinh đô Hoa Lư thế kỷ thứ X, gắn liền với những địa danh lịch sử, văn hoá như Bến thuyền Nhà Lê, Núi Phật Đầu Sơn, Thửa Ruộng Đấu Lính…

 

Từ bản Mường Thổ Hà, xã Sơn Hà, các bạn xuống thuyền trên dòng kênh nhỏ có chiều dài chừng 1 km xen giữa cánh đồng quê. Du khách tiếp tục bộ hành trên con đường đá dài 500m ven chân núi Tướng để tới cửa động. Động có chiều dài 700m bao gồm động khô dài 200m và động nước dài 500m. Những hình dáng do đá núi tạo ra được gọi tên như: đây là chú Cáo Lỗ đang chén mồi, kia là Voi phục, Hổ rình mồi, khỉ leo cây… cao hơn có khám thờ với hình ảnh Đức Phật, thầy Đường Tăng đang tụng kinh cầu an cho các đồ đệ… tất cả đều gợi trí tò mò, khám phá của du khách

 

 

Các Homestay phong cách đặc trưng Bắc Bộ, khung cảnh bình yên, cảnh vật nên thơ hữu tình

 

 

Ninh Bình cũng là điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách nước ngoài.

 

Ninh Bình đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm, những cánh đồng lúa ở Tam Cốc chín vàng, những đầm sen nở ngào ngạt hương bay. Cùng những cảnh sắc nên thơ của vùng đất non nước cố đô gây thương nhớ.

 

Những homestay Ninh Bình view tựa núi – ngắm sông là điểm bạn nhất định phải ghé tới mùa hè này nhé.

 

2. Du lịch Mai Châu

 

Đèo Thung Khe

 

 

Đèo Thung Khe hay còn gọi là đèo Đá Trắng, nằm trên đoạn đường từ Tp Hòa Bình đi Mai Châu (Ảnh – m.yh287)

 

Nằm giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) trên đường quốc lộ 6, đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng buổi sớm là bầu trời trong trẻo, buổi trưa là nắng gắt trời xanh, buổi chiều dìu dịu với ánh nắng chiều và đêm là sương mù giăng khắp lối. Đã có rất nhiều người đi qua đèo Thung Khe mà không nhớ tên của con đèo trên mảnh đất Hòa Bình này. Đèo không hùng vĩ như Ô Quy Hồ đất Lào Cai, không cheo leo như Mã Pì Lèng của đất Hà Giang nhưng lại chứa đựng vô vàn hiểm nguy bất ngờ đối với bất kỳ tay lái nào.

 

Cột cờ Mai Châu

 

 

Cột cờ là địa điểm có thể ngắm toàn cảnh Mai Châu (Ảnh – hongxianggg)

 

Qua khỏi đèo Thung Khe, trước khi xuống đến ngã 3 Tòng Đậu để đi vào trung tâm Mai Châu, có một điểm mà các bạn không thể bỏ lỡ đó là cột cờ Mai Châu. Trước kia, khu vực này vốn chỉ là một khoảng đất trống mà từ đó có thể ngắm toàn cảnh Mai Châu, sau này được đổ bê tông và dựng lên ở đó một chiếc cột cờ, như một biểu tượng nho nhỏ để các bạn ghi lại những khoảnh khắc đẹp khi đến với Mai Châu.

 

Bản Lác

 

 

Một góc bình yên Bản Lác (Ảnh – h.goes.places)

 

Bản Lác ngày nay đã là một điểm du lịch cộng đồng rất quen thuộc trong lòng du khách gần xa. Không phải là một nơi sầm uất, tấp nập, không hào hoa tráng lệ, không cao sơn mỹ vị mà tất cả đều dân dã, tự nhiên, gần gũi thân thiện khiến du khách một lần tới đây sẽ nhớ mãi không quên.Bản Lác – Mai Châu: nơi in đậm bản sắc văn hóa người Thái trắng 5 dòng họ người dân tộc Thái sinh sống ở bản Lác là Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc. Tới nay bản đã tồn tại được 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm, sau này vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Và cũng từ đó mọi người trong bản đều làm về du lịch và cái tên bản Lác là một trong những vùng trọng điểm về du lịch ở Mai Châu.


Bản Poom Coọng

 

 

Mặt trời mọc trên bản Pom Coọng (Ảnh – huong._.coj)

 

Pom Coọng nghĩa là bản của những quả đồi nằm trên cái trống lớn, ngụ ý chỉ đồng ruộng – một cái tên giàu tượng hình và nhiều ý nghĩa. Pom Coọng đã được biết đến là một làng văn hóa, làng du lịch, điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương với gần 70 hộ và hơn 300 nhân khẩu.


Bản Văn

 

 

Bản Văn, Mai Châu (Ảnh – haga2419)

 

Cách trung tâm thị trấn Mai Châu chỉ khoảng 1km, Bản Văn nằm dưới chân núi Pù Văn là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, người Thái ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, các nghề truyền thống như dệt vải, đan lát…


Không quá xa thị trấn sầm uất nhưng bản Văn vẫn còn khá nhiều nét hoang sơ, mộc mạc, từ phong cảnh đến lối sống bình dị của người dân Thái. Nếu đến bản Văn vào dịp đầu năm mới, các bạn có thể được tham gia vào các trò chơi dân gian đang được địa phương khôi phục lại như “tó mặc lẻ”, kéo co, “keng loong”, ném còn, bắn nỏ …Những trò chơi này góp phần làm phong phú đời sống sinh hoạt người dân trong bản và cũng trở thành một sản phẩm du lịch để thu hút du khách tới bản.

 

Bản Bước

 

 

Cổng chào bản Bước (Ảnh – FB Bản Bước Mai Châu)

 

Cách trung tâm huyện khoảng 30km về phía Tây Nam, bản Bước xã Xăm Khòe nằm trọn trên một khu đồi được bao phủ bởi rừng cọ xanh. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, cũng vì lẽ đó mà nơi đây được chọn để xây dựng dự án “Bản người Thái gắn với du lịch”. Trước đây bản của người dân xóm Bước định cư ven bờ suối, năm 2007, xóm Bước được quy hoạch để xây dựng thành khu du lịch sinh thái, cả xóm đã chuyển lên địa điểm sinh sống mới.


Đồng bào người Thái ở xóm Bước được thừa hưởng một di sản văn hóa vật thể và văn hóa tinh thần vô cùng phong phú. Đó là tập quán canh tác lúa nước, làm nương, những nếp nhà sàn truyền thống làm bằng sàn gỗ, lợp mái gianh, những công cụ lao động sản xuất rất đặc trưng như cọn nước, gùi, thố… Dự án du lịch bản Bước đang dần đánh thức tiềm năng vốn có ở nơi đây. Để phục vụ du lịch, bản đã thành lập được một đội văn nghệ gồm 12 người có thể múa xòe, hát dân ca Thái và biểu diễn các tiết mục khác. Khi trong bản có khách du lịch, các đội văn nghệ sẽ đến biểu diễn phục vụ.

 

Nhà trưng bày hiện vật cổ vật văn hóa Thái – Mai Châu

 

 

Nhà trưng bày hiện vật người Thái của anh Kiều Văn Kiên (Ảnh – cungphuot.info)

 

Lên Mai Châu hỏi anh Kiều Văn Kiên, quê xã Đồng Trúc (Thạch Thất – Hà Nội), chưa chắc đã nhiều người biết. Nhưng nếu hỏi anh Kiên, người sở hữu “kho báu” Thái thì có khối người chỉ đến tận nhà.


Suốt 10 năm nay, chỉ cần nghe nơi nào, nhà nào có đồ vật cũ của người Thái là anh lập tức lên đường. Hình như anh sợ “kẻ thù thời gian” sẽ làm hư hỏng, thất lạc đi những hiện vật kia. Không chỉ ở vùng Mai Châu, anh Kiên còn lặn lội đến khắp các tỉnh như Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An thậm chí còn sang cả nước bạn Lào hoặc bất cứ vùng nào có người Thái cư ngụ để tìm hiểu, sưu tập và truyền bá những giá trị văn hóa cổ để người dân cùng yêu mến và giữ gìn cho thế hệ sau.


Tháng 6-2012, anh xin phép chính quyền địa phương dựng điểm tham quan văn hóa Thái Mai Châu tại bản Mỏ, xã Chiềng Châu để trưng bày, giới thiệu cho du khách về thời đã xa của một dân tộc có nền văn hóa đậm đà bản sắc.


Hang Mỏ Luông

 

 

Hang Mỏ Luông (Ảnh – Mai Chau Lodge)

 

Cách không xa trung tâm thị trấn Mai Châu, nằm sát quốc lộ 15 nhìn về phí bản Lác, Pom Coọng là hang Mỏ Luông: Tên gọi cũ là hang Bó Luông, tiếng Thái Bó Luông có nghĩa là mạch nước lớn. Đó là mạch nước bắt nguồn từ trong lòng dãy núi Pù Khà. Mạch nước này chảy ra cánh đồng phía Tây, nhân dân địa phương đã đào đắp thành hồ chứa nước và đặt tên là hồ Mỏ Luông.


Hang Chiều

 

 

Để lên Hang Chiều, bạn sẽ phải leo một số kha khá bậc thang (Ảnh – Daniel Ta)


Để lên tới Hang Chiều du khách phải trải qua 1200 bậc đá, bên cạnh cửa hang có cây Xà Pùng cổ thụ, đứng sừng sững uy nghi nơi cửa hang, nhưng lại khiêm nhường, đứng sang 1 bên để che chắn cho cửa hang và thuận tiện cho đường đi xuống lòng hang. Hang Chiều nằm ở hướng Tây Nam của thị trấn Mai Châu. Cửa hang rộng khoảng 10 – 15m, dài ngược lên đỉnh núi khoảng hơn 30m, cách khu dân cư khoảng 350m. Càng lên cao nhìn xuống, thị trấn Mai Châu trù phú và thơ mộng càng hiện ra rõ nét.


Làng bích họa Hải Sơn, Mai Châu

 

 

Làng bích họa Hải Sơn nằm ở xã Mai Hịch, Mai Châu (Ảnh – Loan Michio)

 

Trên những bức tường trên con đường dài hơn 800m ở thôn Hải Sơn, xã Mai Hịch (Mai Châu) đã được người dân trang trí, biến những bức tường trở thành một con đường bích họa sinh động, tràn ngập màu sắc, thấm đẫm bản sắc văn hóa và phong cảnh đặc trưng của địa phương.

 

Thác Gò Lào

 

 

Thác Gò Lào (Ảnh – cungphuot.info)

 

Gò Lào là tên một con thác nằm ở khu vực xã Phúc Sạn, cách trung tâm Thị trấn Mai Châu khoảng 15km. Từ trên đường chính, bạn sẽ phải gửi xe và đi bộ vượt qua khoảng 5 nhịp cầu thang (thực chất là con đường đất được người dân tạo thành bậc để đi lại cho dễ) là có thể xuống được thác. Thác Gò Lào gồm 2 thác nước nhỏ, chảy từ độ cao khoảng 15m xuống. Khu vực dưới chân thác có một bãi đất trống bằng phẳng có thể phù hợp cho việc tổ chức một bữa picnic ngoài trời.


Ba Khan

 

 

Ba Khan như một Hạ Long trên cạn (Ảnh – Ngô Huy Hòa)

 

Ba Khan là một xã nhỏ của Mai Châu nằm ven bờ hồ thủy điện Hòa Bình, từ đèo Thung Khe thả tầm nhìn về phía bình nguyên sau lưng đèo, đó chính là Ba Khan. Con đường này bắt đầu từ phía dưới chân đèo Thung Khe, chạy dọc qua hết xã Ba Khan rồi bắt đầu men theo lòng hồ Hòa Bình.

 

3 vote
Tin nổi bật
Hotline: 0912.685.161